Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Bị tàu ngầm Nhật-Mỹ vây chặt, Trung Quốc xoay xở cách nào?
Trước những thách thức từ các hạm đội tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản bố trí ngày càng nhiều trong vùng lãnh hải tranh chấp, Quân đội TQ đang hốt hoảng tìm cách đối phó.

 


Nhật - Mỹ khép vòng vây

 


Tàu ngầm hiện đại lớp Sōryū của Nhật Bản

 

Theo Nhật báo Yomiuri Shimbun có trụ sở tại Tokyo, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đang có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc vào năm 2021.

 

Lấy tàu ngầm diesel-điện lớp Sōryū làm ví dụ, bài báo trên Yomiuri cho biết, các tàu ngầm mới của Nhật Bản sẽ có kích cỡ lớn hơn nhiều. Là lớp tàu ngầm đầu tiên của Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ đẩy khí độc lập (AIP), các tàu lớp Sōryū có thể hoạt động dưới nước trong thời gian gần 2 tuần. Lớp Sōryū cũng có uy lực hơn rất nhiều so với các tàu tiền nhiệm lớp Harushio và Narushio vì được trang bị ngư lôi Type 89 cũng như tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon.

 


Tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon trang bị cho tàu ngầm lớp Sōryū của Nhật Bản

 

Mặc dù Hiến pháp Nhật Bản không cho phép nước này sở hữu các tàu ngầm hạt nhân nhưng những tàu ngầm thông thường như lớp Sōryū đã là một mối đe dọa nguy hiểm đối với các tuyến đường vươn ra biển của Trung Quốc. Yomiuri còn cho biết thêm, các tàu ngầm Nhật Bản có phạm vi tuần tra xa hơn và hệ thống vũ khí mạnh mẽ hơn.

 

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang triển khai thêm nhiều tàu ngầm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka bố trí từ 5-6 tàu ngầm đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7. Năm tới, Mỹ sẽ triển khai thêm 4 tàu ngầm hạt nhân đến đảo Guam. Trong khi đó, chỉ cần một tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk cũng đã đủ tiêu diệt các mục tiêu chiến lược ở Trung Quốc.

 


Chỉ một tàu ngầm lớp Ohio cũng đủ tiêu diệt các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc

 

Ngoài ra, để đối phó với các tàu ngầm Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm ẩn, Nhật Bản gần đây đã mua 70 máy bay tuần tra săn ngầm P -1 từ Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki thay thế cho P-3C do Mỹ chế tạo. 2 chiếc P-1 đầu tiên đã được chuyển giao cho Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản vào ngày 26/3. Ngoài các máy bay cánh cố định, tàu sân bay trực thăng mới của Nhật Bản, chiếc Izumo, có thể mang theo 14 máy bay trực thăng SH- 60K chống ngầm tham gia chiến đấu.

 

Tạp chí quân sự Ships of the World của Nhật Bản cho biết, Lực lượng phòng vệ nước này hiện đang sở hữu 44 tàu khu trục và 9 tàu hộ tống để tổ chức thành một đội tàu chiến bề mặt đối phó với Hải quân Trung Quốc. Chỉ vài chiếc trong số này được sử dụng cho các hoạt động phòng không, còn phần lớn được thiết kế để chống tàu ngầm Trung Quốc.

 

Trung Quốc đối phó cách nào?

 

Đối mặt với thách thức mới này, Hải quân Trung Quốc buộc phải áp dụng những chiến thuật mới để bảo vệ hạm đội tàu ngầm của mình trước cuộc chiến chống tàu tiềm ẩn của liên quân Mỹ - Nhật.

 

Theo báo tiếng Trung Wen Wei Po có trụ sở ở Hồng Kông thì PLA hiện đang phải gấp rút chuẩn bị cho mình một hệ thống chống ngầm ba chiều gồm máy bay, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm để đối phó.

 

Cheng Chi- wen, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương có trụ sở ở Đài Loan cho biết, điều cần kíp nhất với Hải quân Trung Quốc hiện nay là các máy bay cánh cố định tham gia vào các chiến dịch chống ngầm. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể dựa vào máy bay vận tải Y-8 nội địa để thực hiện một sứ mệnh như vậy vì loại máy bay này có thể mang theo ngư lôi, thủy lôi và bom chống ngầm.

 


Máy bay vận tải nội địa Shaanxi Y-8 của Trung Quốc có vận tốc 550km/h

 

Shi Hong, chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh sẽ phải cần tới nhiều máy bay cánh cố định vì phạm vi tuần tra của các máy bay trực thăng là quá ngắn. Theo ông Shi, một số máy bay vận tải Y -8 đã được Trung Quốc cải tiến thành các máy bay chống ngầm Gaoxin-6. Với các hệ thống tiên tiến hơn và tầm hoạt động xa hơn, lực lượng Không quân của Hải quân PLA có thể thực hiện các chiếc dịch chống tàu ngầm ngoài khơi xa, vươn tới cái gọi là Chuỗi đảo thứ 2, bao gồm một loạt nhóm đảo kéo dài từ Bắc xuống Nam, từ quần đảo Nhật Bản đến Bonin và quần đảo Marshall.

 

Ngoài các máy bay tuần tra trên biển, máy bay trực thăng chống ngầm, tàu tác chiến mặt nước và tàu ngầm, một hệ thống giám sát thủy âm sẽ là vũ khí rất quan trọng đối với Hải quân Trung Quốc trong việc theo dõi những di chuyển của tàu ngầm Mỹ và Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, Shi Hong cho biết, rất tiếc Trung Quốc vẫn chưa có một hệ thống giám sát tinh vi như vậy.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Giải pháp Biển Đông nhìn từ khủng hoảng Syria (02-10-2013)
    Trung - Nhật vẫn "căng cứng" vì biển Hoa Đông (01-10-2013)
    Ông Obama và Aquino sẽ bàn gì ở Manila? (01-10-2013)
    Trung Quốc sẽ làm gì để chống lại liên minh tay 3? (01-10-2013)
    Malaysia khuyên Trung Quốc cách ứng xử với láng giềng (01-10-2013)
    Đài Loan bắn tên lửa nhằm “cảnh báo” Nhật? (30-09-2013)
    Ra oai ở biển Đông, Trung Quốc tự cô lập mình (30-09-2013)
    “Kỷ nguyên Thái Bình Dương” không dừng ở tuyên bố (30-09-2013)
    Nhật tháo vòng kim cô “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”? (30-09-2013)
    ASEAN trước thách thức xây dựng COC màu sắc Trung Quốc (28-09-2013)
    Báo Nhật: Dự thảo tuyên bố ASEAN-TQ không đề cập tới COC? (28-09-2013)
    Philippines “mài dao luyện kiếm” cho trận chiến pháp lý trên Biển Đông (28-09-2013)
    Nhật đáp trả Trung Quốc: 'Đừng mơ' nhượng bộ ở Senkaku/Điếu Ngư (27-09-2013)
    “TQ, ASEAN nhanh chóng chấm dứt tranh chấp Biển Đông” (27-09-2013)
    Trung Quốc đổi chiến lược: Chim báo bão tranh chấp Biển Đông (27-09-2013)
    Báo Thái Lan ‘bênh’ Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông (27-09-2013)
    "Diều hâu" Doãn Trác hô hào lính TQ "mạnh tay với ngư dân VN" (27-09-2013)
    Video Trung Quốc tấn công hạt nhân Tokyo gây ’bão’ (26-09-2013)
    Vì sao quân đội Trung Quốc "thất kinh" trước ra đa X-Band của Mỹ? (26-09-2013)
    "Diều hâu" Bành Quang Khiêm dọa "cho Việt Nam một bài học" (26-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152747789.